Tiêu chuẩn cụ thể cho khung tên bản vẽ kiến trúc

Bản vẽ kiến trúc là hồ sơ hoàn chỉnh biểu hiện kiểu dáng, thiết kế, kết cấu và các số liệu liên quan đến kiến trúc của công trình. Thông qua bản vẽ kiến trúc, các kỹ sư, nhà đầu tư và bộ phận thi công hiểu được cách bố trí và xây dựng công trình đó. Khung tên bản vẽ kiến trúc là một bộ phận quan trọng của bản vẽ, được quy định bằng những tiêu chuẩn riêng. TCVN quy định thế nào về khung tên bản vẽ kiến trúc, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

khung tên bản vẽ kiến trúc

Khái niệm khung tên bản vẽ kiến trúc? Các khung tên bản vẽ kiến trúc cơ bản

Khung tên bản vẽ kiến trúc là khái niệm quen thuộc trong kiến trúc xây dựng, được hiểu là phần mô tả các chi tiết kỹ thuật, ký hiệu được thể hiện trong bản vẽ quy ước theo tỉ lệ trên các khung giấy A4, A3, A2, A1 và A0. 

Hiện nay, TCVN 3821 – 83 về các thông số kỹ thuật thiết kế kiến trúc quy định 02 loại khung tên bản vẽ kiến trúc, gồm: loại dùng trong nhà máy, xí nghiệp và loại dùng trong trường học, phục vụ cho quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức. 

Các bộ phận của khung tên bản vẽ kiến trúc 

Khung tên bản vẽ kiến trúc thể hiện 08 nội dung chính như sau:

  • Tên hồ sơ của bản vẽ thiết kế cụ thể (hồ sơ bản vẽ thiết kế sơ bộ, hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở, hồ sơ bản vẽ thi công hay hồ sơ bản vẽ hoàn công);
  • Tên chủ đầu tư hoặc hộ gia đình đang thi công công trình;
  • Đơn vị tư vấn thiết kế và thi công công trình;
  • Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế và thi công công trình đó;
  • Tên công trình và địa điểm thi công;
  • Tên bản vẽ;
  • Tên của cán bộ chủ trì thiết kế bản vẽ;
  • Ngày phát hành bản vẽ, số hiệu và tỷ lệ của bản vẽ.

Tiêu chuẩn cụ thể cho khung tên bản vẽ kiến trúc

khung tên bản vẽ kiến trúc

Đối với bản vẽ kiến trúc xây dựng, thông thường khung bản vẽ có hình dạng là hình chữ nhật, in trên khổ giấy A0, A1, A2, A3 hoặc A4. Nhìn chung, hầu hết khung bên ngoài của bản vẽ được thể hiện bằng nét đậm và cách mép giấy một khoảng tương ứng với kích thước của khổ giấy. Ví dụ: Đối với khổ giấy lớn là A0, A1, khoảng cách tiêu chuẩn với mép giấy sau khi cắt là 10mm. Đối với khổ giấy nhỏ hơn là A2, A3 và A4, khoảng cách này là 5mm. 

Theo quy định của TCVN 3821 – 83, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bản vẽ kỹ thuật mà khung tên được lựa chọn vẽ theo chiều dọc hay chiều ngang cho phù hợp. Tuy nhiên, khung tên bản vẽ kiến trúc bắt buộc phải được đặt theo hướng lên trên và hướng sang trái để tạo sự thuận tiện khi cần tìm kiếm các bản vẽ cũng như đọc các thông số cơ bản. Khung tên trong bản vẽ có kích thước A0 đến A3 được đặt nằm ngang so với khổ giấy; khung tên trong bản vẽ A4 được đặt nằm đứng so với khổ giấy.

Ngoài ra, mỗi bản vẽ kiến trúc bắt buộc phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Theo đó, khung tên bản vẽ kiến trúc dùng trong trường học thường đơn giản hơn, gồm 9 ô thể hiện các nội dung như tên bản vẽ, vật liệu, tỉ lệ bản vẽ, ký hiệu của bản vẽ đó, họ tên người thực hiện, ngày vẽ, chữ ký của người kiểm tra, ngày thực hiện bài kiểm tra và thông tin về lớp, khoa học, ngành học. Khung tên bản vẽ kiến trúc trong sản xuất phức tạp hơn và đòi hỏi độ chính xác cao, gồm có 18 mục.

Khung tên bản vẽ kiến trúc giữ vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và tìm kiếm bản vẽ. Do đó, khi thực hiện vẽ khung tên bản vẽ kiến trúc bạn cần lưu ý thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn được TCVN đặt ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bài viết liên quan