Trên các trang thông tin đại chúng tại các mục mua bán nhà đất, có rất nhiều các quán cafe đang cần sang nhượng. Việc chưa có nhiều kinh nghiệm trong các thỏa thuận sang nhượng sẽ khiến cho bạn gặp phải những rủi ro không đáng kể. Vì vậy, trước khi tiến tới những thỏa thuận, ký kết hợp đồng sang nhượng quán cafe, bạn cần lưu ý những điều sau:
1. Nắm bắt chi tiết doanh thu của quán muốn sang nhượng
Báo cáo doanh thu bên bán không thể chỉ được trình bày bằng lời nói mà cần phải có báo cáo rõ ràng do cần có tính xác thực cao. Điều bạn cần làm là yêu cầu bên họ gửi báo cáo bằng văn bản hoặc file excel cụ thể, minh bạch về doanh thu hàng tháng, hàng quý thậm chí là theo năm khi ký hợp đồng sang nhượng quán cafe.
Nếu không phải một đơn vị kinh doanh có kế toán chuyên nghiệp thì sẽ xảy ra trường hợp một chủ cafe có thể làm giả được bản doanh thu ảo với những con số “ấn tượng” không kẽ hở nhằm che mắt người mua.
Tuy nhiên, bạn không nên chỉ dựa vào báo cáo đó để đánh giá, hãy trở thành khách hàng quen thuộc của quán ít nhất vài ngày để khảo sát tình trạng kinh doanh của quán. Khảo sát thực tế sẽ cho bạn góc nhìn chính xác nhất để đưa ra quyết định đúng đắn đối với lựa chọn này.
2. Hợp đồng thuê nhà của quán cafe
Giá trị của một quán cafe được tính = Khấu hao + thời gian thuê còn lại trong hợp đồng + thương hiệu của quán + mặt bằng của quán. Do vậy hợp đồng thuê nhà là một tiêu chí không thể thiếu trong việc thỏa thuận giá trị sang nhượng.
Nếu hợp đồng thuê mặt bằng sắp kết thúc sẽ là lợi thế để bạn có thể đưa ra một mức giá dễ chịu hơn với người bán.
Ngoài ra, chủ nhà cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hợp tác kinh doanh sau này. Bạn cần tìm hiểu và đưa ra các câu trả lời cho những câu hỏi sau:
– Chủ nhà có tăng tiền thuê nhà theo giai đoạn hay không?
– Chủ nhà có đưa ra yêu cầu đặc biệt gì trong quá trình thuê nhà hay không?
– Thái độ của chủ nhà đối với mô hình kinh doanh cafe ra sao?
3. Đặc điểm của tập khách hàng cũ
Bạn hãy chú ý quan sát thái độ của khách hàng để đánh giá được điểm thu hút khách hàng tại đây. Ví dụ: khách hàng đến quán cafe vì nhân viên ở đây nhiệt tình, phục vụ tận tâm khiến họ hài lòng, hay đồ uống ngon, …
Bên cạnh đó, bạn cần xem xét đối tượng khách hàng cũng như các thói quen tận hưởng của họ khi đến quán cafe này là gì. Chẳng hạn như quán cafe dành cho đối tượng là các bạn trẻ đến để chơi game, học bài hay,…
Đánh giá được đặc điểm của tập khách hàng cũ sẽ giúp bạn điều chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp hơn. Suy cho cùng, khách hàng quen thuộc chính là nguồn thu nhập chính khi bạn mua lại quán cafe đó. Chưa hết, đó còn là cơ sở để xác định hợp đồng sang nhượng quán cafe bạn sắp ký có đáng giá để bạn nối tiếp việc kinh doanh hay không.
4. Các kênh truyền thông chính thức
Ngoài ra, một điều bạn cần lưu ý trước khi tiến tới hợp đồng sang nhượng quán cafe chính là xác định quán đã từng phát triển các nền tảng xã hội: Fanpage, Instagram, Facebook,… cũng như hợp tác với các bên trung gian: Foody, Gofood, Grabfood,… hay chưa?
Xem xét những phản hồi của khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội cũng rất cần thiết. Giả sử quán café cũ có một fanpage trên 20.000 follow và nhiều lượt đề xuất, đánh giá tốt thì cũng đáng để cho bạn suy nghĩ đến việc sang nhượng phải không nào?
Hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing để đánh giá các kênh truyền thông của mô hình cũ nhé.
5. Cơ sở vật chất tại quán
Một điều quan trọng nữa trước khi bạn đặt bút ký vào hợp đồng sang nhượng quán cafe đó là so sánh giá trị cơ sở vật chất trong hợp đồng có tương xứng với thực tế hay không. Do vậy, hãy nắm vững về cách tính khấu hao cho cơ sở vật chất để tránh những tổn hại không mong muốn.
Thông thường các mô hình cafe nhỏ thường tính khấu hao trong 3 năm và mô hình lớn thì tính trong 5 năm. Ví dụ như quán cafe cũ vận hành đã được 4 năm và còn 1 năm là cơ sở vật chất, công cụ dụng cũ đã được sử dụng gần tối đa.
Giả sử, một chiếc điều hoà khấu hao trong 5 năm có giá 10 triệu. Vậy 1 năm điều hoà giảm đi 2 triệu và giá trị của nó chỉ còn lại là 8 triệu. Với 4 năm vận hành, giá trị của chiếc điều hoà chỉ còn lại là 2 triệu mà thôi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu phần mềm quản lý quán cafe mà chủ cũ hiện đang dùng, hợp đồng thuê phần mềm còn bao lâu để tính toán mức chi phí sao cho hợp lý nhất.
Hãy liệt kê tất cả những cơ sở vật chất, khảo giá thị trường để nắm được chi phí sang nhượng hợp lý một cách tương đối, cũng như tính toán khấu hao phù hợp là cách tốt nhất để đàm phán và tránh chịu những khoản phí không mong muốn.
Trên đây là bài viết chia sẻ về những lưu ý trước khi ký hợp đồng sang nhượng quán cafe. Chúng tôi mong rằng bài viết sẽ phần nào giúp ích các bạn trong việc cân nhắc các mô hình quán cafe trước khi sang nhượng để tránh những tổn hại không đáng kể về tài chính. Cảm ơn các bạn đã lắng đọc!