Nghiệm thu trát tường là công đoạn quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Để đảm bảo phù hợp với quy chuẩn chung và các yêu cầu khác tùy thuộc vào phân loại công trình. Vậy tiêu chuẩn nghiệm thu trát tường cần thực hiện theo những bước nào? Quá trình kiểm tra phải dựa trên các yêu cầu ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về công tác trát trong xây dựng
Trát tường thường được thực hiện vào giai đoạn hoàn thiện ngôi nhà, để đảm bảo an toàn và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, bạn cần dựa trên quy định TCVN 9377-2:2012. Cụ thể theo hướng dẫn, công tác trác nên được tiến hành sau khi đã lắp đặt xong toàn bộ hệ thống dây ngầm. Ví dụ như: dây điện, dây cáp điện thoại, truyền hình hoặc dây mạng máy tính,….
Để có được lớp trát mềm mịn và bền vững theo thời gian, bạn cần chuẩn bị phần tường sạch sẽ, cụ thể: làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn, rêu mốc và những vết bẩn bám dính sâu trên bề mặt. Trước khi trát cũng cần tạo những lỗ hở lớn để lưu thông không khí.
Đối với vữa để trát, tùy thuộc vào mục đích xây dựng công trình mà bạn sử dụng loại thích hợp. Ngoài ra cũng cần xem xét lớp nền khi hoàn thiện ngôi nhà và màu sơn để trang trí. Sự tương thích giữa các yếu tố này sẽ tạo nên bề mặt phẳng láng mịn, đẹp mắt.
Nếu sử dụng thêm các chất phụ gia phải tuân thủ các chỉ dẫn và quy định chung của pháp luật. Đồng thời cũng nên tham khảo ý kiến của đơn vị thiết kế và xây dựng có chuyên môn. Tránh sai tỷ lệ, dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng công trình nói chung.
Tiêu chuẩn nghiệm thu trát tường bạn nên biết
Quá trình kiểm tra và nghiệm thu trát tường được thực hiện theo quy định tiêu chuẩn nghiệm thu trát tường quốc gia tại TCVN 9377-2:2012. Đảm bảo tính khoa học, nhanh chóng, logic. Cụ thể các bước thực hiện cũng như tiêu chí và yêu cầu đặt ra đối với bề mặt tường được trát như sau:
Giai đoạn 1: nghiệm thu trát tường
Để tiết kiệm thời gian và rút ngắn việc thực hiện các bước kiểm tra khác, bạn cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ và các giấy tờ có liên quan đến công trình. Đặc biệt cần lấy vật liệu thí nghiệm ngay tại hiện trường xây dựng, sau đó kiểm tra các chứng từ liên quan đến chất lượng của vật liệu sử dụng tại công trình.
Bên cạnh đó cần căn cứ vào hồ sơ thiết kế để đảm bảo thực hiện đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất đặt ra trong việc sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu. Một số giấy tờ quan trọng khác như: biên bản nghiệm thu các vật liệu trát, biên bản nghiệm thu hoàn thành công việc đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra.
Đối với một số công trình xây dựng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng có thể cần đến quyển nhật ký ghi chép tại công trình. Dựa vào đó để nắm bắt được các thông tin liên quan đến các bước xây dựng, nguồn vật liệu chính được sử dụng.
Giai đoạn 2: kiểm tra trát tường
Những tiêu chí để tiến hành kiểm tra được áp dụng tương tự các bước thi công. Bao gồm:
- Độ mặt phẳng trát.
- Độ bám dính và chắc chắn của lớp trát so với nền trát. Kiểm tra loại vữa dùng để trát lót và trát mặt ngoài, theo đó cần đảm bảo cường độ cũng như độ dày thích hợp, đúng với quy định trong bản thiết kế.
- Một số yêu cầu khác tùy theo từng bản thiết kế công trình khác nhau.
Giai đoạn 3: lưu ý những yêu cầu đối với mặt trát
Nhìn chung các mặt trát trong mỗi công trình đều phải đảm bảo tính chất kết dính, mặt trát phẳng không bị rỗ và gồ ghề. Ngoài ra tránh sự xuất hiện của những vết rạn có hình chân chim, vết hằn của dụng cụ trát,…
Trong quá trình trát, một số vị trí quan trọng cần chú ý như: gờ chân cửa, nơi chứa các hệ thống dây ngầm, thiết bị vệ sinh, thoát nước. Tại đây kết cấu vữa hoặc mặt trát thường dễ bị nứt bởi chúng không liên kết chặt chẽ với tường mà có một khoảng trống khá lớn bên trong bề mặt. Vì vậy cần sử dụng đến thước đo để hỗ trợ đo kết quả chính xác tại đường gờ cạnh, sắc nét. Độ kẹp sâu dưới nẹp được yêu cầu là ít nhất 10mm.
Giải pháp chung được áp dụng để tạo được một mặt phẳng nhẵn mịn chính là sử dụng lưới mắt cáo chống nứt hay còn có tên gọi khác là lưới tô tường. Nên chọn loại lưới mềm để dễ cắt và thuận lợi cho quá trình thi công. Loại lưới này có tác dụng tạo liên kết chặt chẽ giữa bề mặt tường và vữa trát, làm đệm để chúng không bị nứt.
Ngoài ra một vấn đề bạn cần lưu ý chính là sai số chiều dài của lớp trát so với bản vẽ thiết kế. Các tiêu chuẩn độ dày được đặt ra như: trát bình thường cần nhỏ hơn hoặc bằng 3mm; trát tường chất lượng cao hoặc rất cao nên nhỏ hơn hoặc bằng 1mm.
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nghiệm thu trát tường chuẩn nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo và áp dụng thực tế trong các công trình xây dựng sắp tới. Đảm bảo đúng quy định pháp luật và đem đến hiệu quả xây dựng cao nhất. Chúc bạn thành công!