Khi nào cần thực hiện đăng ký biến động đất đai, quy trình thực hiện như thế nào?

Theo quy định của Luật đất đai 2013, những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đất đai mà có sự thay đổi thì cần phải đi đăng ký biến động đất đai.

Khi nào người dân cần đi đăng ký biến động đất đai?

Người dân cần phải tiến hành đăng ký biến động đất đai trong những trường hợp sau đây:

  1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất thực hiện quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, tặng, thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản trên đất.
  2. Có các thay đổi về kích thước, hình dạng, diện tích, địa chỉ mảnh đất.
  3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất được phép đổi tên.
  4. Tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng của đất.
  5. Có những thay đổi về tài sản trên mảnh đất so với khi đăng ký quyền sử dụng đất trước đó.
đăng ký biến động đất đai
Hình 1: Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai.
  1. Thời hạn sử dụng đất có sự thay đổi.
  2. Thay đổi, xác lập, hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế của thửa đất liền kề.
  3. Những hạn chế trong quyền của người sử dụng đất có thay đổi.
  4. Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sang thuê đất; từ thuê đất sàn giao đất có thu tiền hoăc từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền hàng năm sang hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền một lần.
  5. Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản trên đất của vợ hoặc của chồng sang làm quyền sử dụng chung, quyền sở hữu chung.
đăng ký biến động đất đai
Hình 2: Khi có thay đổi về hình dạng, diện tích phải tiến hành đăng ký biến động đất đai.
  1. Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất của vợ hoặc chồng, của nhóm người sử dụng đất chung.
  2. Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất theo kết quả hòa giải tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất được UBND cấp có thẩm quyền chấp nhận. 

Quy trình đăng ký biến động đất đai hiện nay:

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký biến động đất đai ( Mẫu đơn: tại đây); Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Văn bản công nhận người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên; Văn bản của cộng đồng dân cư được UBND xã xác nhận đổi tên; Bản sao sổ hộ khẩu khi có sự thay đổi người đại diện…

– Chủ sở hữu đất nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi nào chưa có văn phòng này, thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ của các cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài… Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện được phép tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư…

– Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, quận, thị xã thực hiện chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai khi được sự cho phép của UBND tỉnh.

đăng ký biến động đất đai
Hình 3: Văn phòng đăng ký đất đai là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ.

Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thực hiện kiểm tra hồ sơ.

Bước 3: Tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.

– Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo địa chính thửa đất trong trường hợp thay đổi diện tích mảnh đất.

– Văn phòng đăng ký đất đai gửi kết quả đo đạc địa chính cho cơ quan thuế và thông báo các nghĩa vụ tài chính người dân cần nộp gồm:

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất.
  • Lệ phí trước bạ khi đăng ký đất đai, các tài sản gắn liền với đất.

– Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp cho người dân.

– Tiến hành chỉnh sửa, cập nhật những biến động vào hồ sơ, cơ sở dữ liệu và tiến hành trao Giấy chứng nhận cho người dân.

Những trường hợp đăng ký biến động đất đai được cấp sổ đỏ mới

  1. Hợp nhiều thửa đất thành một thửa mới hoặc tách một thửa thành nhiều thửa.
  2. Người thuê đi thuê lại quyền sử dụng đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất.
  3. Chuyển đổi mục đích sử dụng của một phần mảnh đất.
  4. Chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu một phần diện tích đất, tài sản trên đất.
  5. Bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn với đất trên thửa đất đã cấp sổ đỏ.
  6. Hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất của vợ và chồng hoặc nhóm người cùng sở hữu, sử dụng đất.
  7. Thay đổi các thông tin mảnh đất sau khi lập bản đồ địa chính.
  8. Bổ sung quyền sở hữu tài sản trên mảnh đất đã có sổ đỏ.
  9. Giấy chứng nhận từng cấp bị hỏng, mất. 
  10. Trên trang 4 của sổ đỏ đã kín không thể viết thêm sự thay đổi.

Trên đây là quy định, thủ tục về việc đăng ký biến động đất đai của Luật đất đai 2013. Việc nắm được các quy định kể trên giúp quá trình làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của mỗi người dân. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bài viết liên quan