Những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh người mẹ cần biết

Khoảng từ 5 – 6 tuần tuổi, thường trẻ sơ sinh hay vặn mình trong khi đang ngủ, khi ăn và khi thay bỉm. Đây là một hiện tượng sinh lý rất bình thường khi gặp ở trẻ mới sinh và thường hết sau 3 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ vặn mình nhiều lần sẽ kèm theo các biểu hiện giật mình, rướn mình, gồng đỏ mặt, ngủ không được sâu giấc, hay quấy khóc trong thời gian dài, thường xuyên thì cha mẹ nên lưu ý và quan tâm trẻ. Vì tình trạng trên có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bé. Bởi thế bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn biết về những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mà người mẹ nào cũng nên biết nhé!

Vì sao các bà mẹ cần đến những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh nhiều nhất?

mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

  • Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh được các bác sĩ chuyên khoa Nhi giải thích đây chỉ là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể trẻ sơ sinh. Khi mới sinh các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển hoàn thiện nên phần dưới vỏ hoạt động được chiếm ưu thế hơn. Vì vậy trẻ vặn mình, vận động tay chân nhiều để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.
  • Ngoài ra, trẻ vặn mình cũng lí do là ngủ trên đệm quá cứng, tư thế ngủ không hợp lý, gối đầu quá cao hoặc môi trường bé ngủ không được thoải mái.

Biểu hiện vặn mình do sinh lý

  • Môi trường bé ngủ không được thoải mái, tiếng ồn nhiều và ánh sáng mạnh sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình.
  • Trẻ sơ sinh đói thường sẽ quấy khóc, cựa quậy, uốn người, vặn mình,…
  • Khi trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài không được thường vặn mình và rặn kèm theo đỏ mặt. 
  • Môi trường xung quanh bé không được thoải mái: Do tã hoặc bỉm ướt, quấn khăn chặt,… khiến bé cũng hay vặn mình.

Những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hay nhất 

Thay chiếc tã êm ái và quần áo rộng rãi

  • Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất khiến bé hay vặn mình khi ngủ là do giấc ngủ của bé thường không sâu, bị kích thích bởi các tác động xung quanh. Để cải thiện những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh, mẹ cần kiểm tra lại một loạt yếu tố dễ gây ảnh hưởng giấc ngủ như:
  • Cần chọn tã thấm hút tốt nhất, mang đến sự thoải mái tối đa cho bé.
  • Cho bé mặc quần áo ngủ rộng rãi, đủ ấm cơ thể.
  • Chú ý nhiệt độ trong phòng, không bao giờ để bé bị nóng hoặc lạnh quá.
  • Đệm và chăn gối phải thật sạch sẽ, không để bé ngứa, khó chịu.

Ở bên cạnh xoa dịu con thật nhẹ nhàng

  • Khi bé có dấu hiệu vặn người, mẹ có thể ôm bé vào lòng, vuốt ve, âu yếm để bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất.
  • Sự lo lắng, căng thẳng của mẹ có thể khiến cho bé cảm thấy “bất an” theo.
  • Hai mẹ con cứ bên cạnh nhau mãi như thế. Mẹ chỉ cần hát ru, vỗ về, xoa dịu, cho bé nghe tiếng nói vui vẻ và hạnh phúc của bạn… Khi cảm thấy “an toàn” và được che chở, bé sẽ thôi không còn gồng mình, vặn mình vậy nữa.

Tắm nắng cho bé thường xuyên

mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

  • Sau khi chào đời bé thường rất dễ thiếu hụt canxi, đặc biệt là những bé sinh non. Tình trạng thiếu canxi cũng là nguyên nhân chính sẽ dẫn tới việc bé hay vặn mình, gồng đỏ mặt, khóc và tỉnh giấc nửa đêm. Một cách để mẹ bổ sung canxi cho bé, tránh tình trạng bé vặn mình chính là cần tắm nắng bé thường xuyên. Thời điểm tắm nắng thích hợp cho bé nhất nhất là tầm khoảng 7h sáng, khi đó ánh mặt trời còn rất dịu, trời vừa đủ ấm.

Lưu ý đến các cảm xúc của con

  • Hầu hết thường các trẻ sơ sinh đều từng vặn mình. Đó là cách đơn giản để trẻ thư giãn các cơ bắp và khớp xương của bé khi phải nằm một chỗ quá lâu. Điều này khá bình thường và rất phổ biến, nên mẹ chẳng cần lo lắng quá mức nhé. 
  • Chứng vặn mình sẽ tự biến mất sau vài tuần hoặc tối đa 3 tháng. Tuy nhiên, với mọi trẻ sơ sinh, vặn mình cũng có thể là một cách để bé “thể hiện cảm xúc” như: đau, khó chịu, không được thoải mái, bé đói và mệt, bé bị ướt tã… Vì vậy, việc mẹ cần làm khi thấy bé vặn mình là thử “đọc” biểu hiện này, khắc phục ngay những nguyên nhân làm bé khó chịu này nhé.

Mẹ ăn uống đầy đủ, tránh ăn kiêng 

Có nhiều bà mẹ sẽ thắc mắc: Ồ, việc trẻ sơ sinh hay vặn mình thì… liên quan gì đến bữa ăn của mẹ? Thế mà có đấy! Nguồn canxi thời điểm lúc này của bé được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ (trừ trường hợp trẻ bú sữa ngoài). Vì vậy, mẹ cần ăn uống đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu canxi từ các loại cá như: cá hồi, ngừ, thu, các loại cá nhỏ có thể ăn luôn xương và uống thêm các thực phẩm bổ sung canxi.

Thường xuyên kiểm tra vùng da nhạy cảm cho trẻ

  • Khi bé hay vặn mình, quấy khóc và vô cùng khó chịu,… thì cha mẹ nên để ý kĩ các vùng da nhạy cảm cho trẻ xem trẻ có bị hăm, viêm, loét, mẩn đỏ hay không nhé. Nếu bị các bệnh ở trên nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Bài viết trên đây mình đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cần biết về những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh tốt nhất. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ khi chăm sóc bé, đảm bảo trẻ phát triển tốt nhất và khỏe mạnh nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bài viết liên quan