Các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng như thế nào?

Khi tiến hành thực hiện triển khai dự án đầu tư xây dựng nào đó bạn cần phải làm theo một quy trình khoa học, đảm bảo để đưa lại hiệu quả tốt nhất. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng chuẩn xác nhất.

Đặc điểm của những dự án đầu tư xây dựng là gì?

  • Về nguồn vốn đầu tư:

Các dự án đầu tư xây dựng có thể được cung ứng bằng tiền hoặc các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ xây dựng,quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên khác,…

Nguồn vốn có thể xuất phát từ vốn nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn vay, ODA,…

các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng

  • Thời gian đầu tư xây dựng:

Đối với các dự án xây dựng thời gian đầu tư khá dài, trung bình trên 2 năm trở lên,một số dự án có thể lên đến 50 năm 

Quy trình cụ thể các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng

các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng

Quy trình  đầu tư xây dựng được chia làm 2 giai đoạn cơ bản:Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư xây dựng

Bước 1: Quy hoạch xây dựng công trình

Để hình thành nên một dự án xây dựng đều cần phải kiểm tra lại quy hoạch lại khu vực dự án dự kiến xây dựng. Nhà nước sẽ quản lý dự án theo quy hoạch nên bắt buộc phải có quy hoạch chi tiết trước khi hình thành nên dự án. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết là của chính quyền địa phương.

Quá trình quy hoạch bao gồm: xin cấp phép để quy hoạch, lập quy hoạch 1/2000,thỏa thuận quy hoạch, lập quy hoạch 1/500, phê duyệt quy hoạch chi tiết và các phương án kiến trúc cơ bản.

Bước 2: Lựa chọn Nhà đầu tư

Kết thúc việc quy hoạch, địa phương cần lựa chọn Nhà đầu tư tiến hành xây dựng thông qua 3 hình thức:

Hình thức 1: Đấu thầu công khai để lựa chọn Nhà đầu tư.

Hình thức 2: Đấu giá quyền sử dụng đất (áp dụng với lô đất đã được giải phóng mặt bằng).

Hình thức 3: Chỉ định chủ đầu tư (ít áp dụng).

Bước 3: Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ thiết kế cơ sở của chủ đầu tư.

Nếu được chọn thì chủ đầu tư phải lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi cùng hồ sơ thiết kế cơ sở để cho cơ quan thẩm quyền để có căn cứ tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 4: Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xung quanh khi dự án được thực hiện.

Bước 5: Hoàn thiện thủ tục về đất đai

Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho chủ đầu tư.

Giai đoạn 2 :Thực hiện đầu tư xây dựng dự án

Sau khi hoàn thành việc bàn giao đất, chủ đầu tư sẽ bắt tay vào việc thực hiện dự án.

Bước 6: lập bản vẽ thi công trình thẩm định để duyệt

Điều đầu tiên chủ đầu tư cần làm là lập bản vẽ thi công sau đó thẩm tra thẩm định theo đúng quy định quy mô của dự án. Bản vẽ thi công được duyệt chính là căn cứ để triển khai thi công tại công trường.

Để lập được bản vẽ thi công thì các nhà thầu chủ đầu tư cần phải có quá trình khảo sát xây dựng kỹ lưỡng. Việc khảo sát cơ bản được chia làm 2 mảng là khảo sát sơ bộ phục vụ việc lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết để phục vụ thiết kế.

Bước 7: Lập, thẩm duyệt bộ hồ sơ xin thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy.

Bước 8: Xin giấy cấp phép xây dựng.

Bước 9: Tiến hành triển khai thi công xây dựng sau khi nhận được giấy phép.

Chủ đầu tư cũng sẽ tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công công trình chính và nhà thầu giám sát việc thi công.

Tiếp theo tiến hành lập, thẩm tra hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá năng lực của các nhà thầu tham gia từ đó thẩm tra đưa ra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và hông báo khởi công xây dựng.

Khi tiến hành triển khai thi công dự án đầu tư xây dựng cần phải đảm bảo một vài điểm sau đây:

  • Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ dự án, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động ở công trường
  • Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin của công trình.
  • Nghiệm thu công việc theo từng giai đoạn và công trình hoàn thành.
  • Tạm ứng, thanh toán khối lượng đã hoàn thành.
  • Tiến hành kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước trước khi nghiệm thu để vào sử dụng.
  • Kiểm tra, xác nhận các công việc đã thực hiện tại công trình, biện pháp để bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Bước 10: Nghiệm thu hoàn công công trình đưa vào sử dụng chính thức.

Trên đây là quy trình các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng cụ thể. Mong rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin hữu ích để triển khai dự án đầu tư công trình của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bài viết liên quan